Hiện nay, ủ tóc là một trong những phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng mái tóc phổ biến, đặc biệt là đối với các bạn nữ. Tuy nhiên, Không phải ai cũng biết ủ tóc có tác dụng gì và ủ tóc như thế nào cho đúng cách để tối đa hoá hiệu quả làm đẹp.
Trong bài viết này, mời bạn cùng Hương Như tìm hiểu lời giải đáp cho thắc mắc ủ tóc có tác dụng gì nhé!
Dưỡng ẩm hiệu quả cho tóc
Dầu ủ tóc là sản phẩm chăm sóc tóc sở hữu các thành phần thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả cho tóc và da đầu. Vì thế, sản phẩm giúp cho mái tóc của bạn được cấp ẩm rất tốt nên tạo được độ mượt mà và óng ả sau một thời gian sử dụng.
Với các tinh chất có tác dụng dưỡng ẩm, dầu ủ tóc hỗ trợ mái tóc và da đầu luôn có độ ẩm phù hợp. Đồng thời, tăng thêm dưỡng chất giúp mái tóc thêm khỏe mạnh và đầy sức sống.
Chăm sóc mái tóc suôn mượt
Ngoài ra, ủ tóc có tác dụng gì trong việc chăm sóc tóc? Việc ủ tóc cung cấp cho mái tóc và da đầu các thành phần thiết yếu cho tóc như dầu Argan, dầu ô liu và dầu Macadamia. Vì thế, ủ tóc có tác dụng gì nếu không phải là hỗ trợ nuôi dưỡng tóc chắc khỏe hơn và giúp tăng độ đàn hồi hiệu quả.
Kiên trì ủ tóc với tần suất phù hợp trong thời gian dài sẽ giúp mái tóc của bạn trở nên khỏe mạnh và mượt mà hơn.
Giải pháp phục hồi tóc hư tổn
Nếu mái tóc của bạn hư tổn thì rất khó để dưỡng và chăm sóc chúng. Vì vậy, trước tiên bạn cần phải thực hiện những bước phục hồi hư tổn từ sâu bên trong mái tóc của mình. Đối với mái tóc dễ gãy rụng, sử dụng dầu ủ tóc trở thành giải pháp hiệu quả để phục hồi hư tổn.
Vậy ủ tóc có tác dụng gì trong trường hợp này? Việc sử dụng dầu ủ tóc sẽ giúp mái tóc của bạn được chăm sóc và phục hồi từ bên trong nhờ việc bổ sung nguồn dưỡng chất hiệu quả. Nhờ đó, tình trạng gãy rụng hoặc xơ rối được kiểm soát và mang lại mái tóc khỏe mạnh.
Hạn chế xơ rối và gãy rụng
Hiện nay, tình trạng mái tóc bị gãy rụng khá phổ biến. Mái tóc bị khô xơ và dễ gãy rụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chính bao gồm các yếu tố bên ngoài từ môi trường và các yếu tố bên trong khi mái tóc không đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tóc hoặc do hóa chất sử dụng để làm đẹp.
Việc sử dụng dầu ủ tóc sẽ hỗ trợ mái tóc bạn của bạn được phục hồi từ sâu bên trong nhờ việc hỗ trợ nguồn dưỡng chất. Nhờ đó, tình trạng xơ rối và gãy rụng được kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả.
Hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời
Ngoài những tác dụng nêu trên, việc ủ tóc còn giúp mái tóc hạn chế tác động tiêu cực từ tia cực tím gây hại. Sử dụng dầu ủ tóc, mái tóc của bạn sẽ trở nên chắc khỏe từ bên trong và giảm thiểu đáng kể tình trạng cháy nắng cho mái tóc thân yêu.
Vì vậy, với cách thức sử dụng dầu ủ tóc đúng cách sẽ là giải pháp đảm bảo mái tóc của bạn trở nên mượt mà, chắc khỏe, được cấp ẩm và chống lại tác động của tia cực tím.
Mang lại mùi thơm tự nhiên cho tóc
Mùi thơm là một trong những yếu tố thường được cân nhắc khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm chăm sóc mái tóc. Bạn có thể lựa chọn mùi hương yêu thích của mình. Tuy vậy, hãy ưu tiên cho những dòng dầu ủ tóc có hương thơm nhẹ nhàng và tự nhiên mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn nhé.
Một số hương thơm tự nhiên dịu nhẹ và ít mùi như dầu dừa, dầu olive hay những dầu ủ có mùi hương của tinh dầu bưởi, hoa hồng,… Hạn chế sử dụng dầu ủ những hương thơm nồng có thể gây khó chịu.
Một số điều cần lưu ý khi ủ tóc
Bên cạnh việc biết ủ tóc có tác dụng gì, chúng ta cần lưu ý một số điều để việc ủ tóc mang lại hiệu quả tốt nhất.
Không nên lạm dụng ủ tóc quá nhiều
Khi tìm hiểu biết ủ tóc có tác dụng gì, chúng ta sẽ thấy những lợi ích rất tốt của việc sử dụng dầu ủ tóc. Tuy vậy, nếu lạm dụng ủ tóc quá nhiều sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Chẳng hạn, mái tóc của bạn sẽ dễ bị rụng, nhanh bám bẩn, dễ bị bết dính. Ngoài ra, việc ủ tóc quá thường xuyên và nếu không được làm sạch kĩ sẽ khiến da đầu dễ bị mọc mụn hoặc viêm nhiễm.
Không thực hiện ủ khi tóc chưa được thấm bớt nước
Trước khi sử dụng dầu ủ, bạn cần thấm bớt nước trên tóc để hạn chế làm tóc yếu và dễ rụng. Tốt nhất là hãy dùng khăn bông khô mềm lau nhẹ sau khi gội đầu để tóc còn ẩm khoảng 70% rồi ủ tóc. Việc này cũng giúp dầu ủ thẩm thấu tốt hơn vào từng sợi tóc.
Hãy xả lại mái tóc và da đầu thật sạch sau khi ủ
Không nên bôi dầu ủ sát vào chân tóc và da đầu. Sau khi ủ tóc, bạn cần xả lại nước thật kỹ để da đầu được sạch sẽ và tránh bị dầu ủ làm bít tắc chân tóc.
Sau khi ủ tóc, không nên dùng thêm dầu xả
Sau khi ủ tóc, tóc của bạn đang yếu và cần có thời gian để thẩm thấu hết các dưỡng chất có trong dầu ủ. Vì thế, bạn chỉ cần xả lại bằng nước sạch và không nên dùng thêm dầu xả.
Bạn nên tham khảo thêm bài viết: cách dùng dầu ủ tóc
Không nên sấy tóc sau khi ủ tóc
Sau khi đã hoàn tất việc ủ tóc, bạn chỉ nên lau tóc bằng khăn bông mềm và để tóc khô tự nhiên.
Tương tự lý do trên, chúng ta không nên có tác động nhiệt khi tóc đang yếu. Nếu lạm dụng máy sấy tóc, tóc của bạn sẽ rất dễ bị gãy, khô xơ hoặc chẻ ngọn. Nếu cần phải sấy, hãy chọn mức nhiệt thấp nhất hoặc chế độ mát.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hương Như sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn việc ủ tóc có tác dụng gì và các lưu ý để phương pháp ủ tóc mang lại hiệu quả nhất. Chúc bạn sở hữu mái tóc chắc khỏe và suôn mượt.
Đánh giá: